Trong khi nhiều người muốn niềng răng khểnh thì có nhiều người khác lại muốn trồng thêm răng khểnh. Tùy nhu cầu của khách hàng mà các nha khoa hiện nay đều có thể đáp ứng. Tuy nhiên nha sỹ luôn khuyên không nên làm răng khểnh.
Các cách làm răng khểnh: Các phòng khám nha khoa đang áp dụng 2 phương pháp chính để trồng răng khểnh:
- Bọc răng sứ: các nha sĩ sẽ mài nhỏ phần răng thật của bệnh nhân, sau đó tiến hành bọc răng sứ lên, tạo độ “khểnh” như ý. Với phương pháp này, chiếc răng khểnh sẽ được trồng vĩnh viễn trong hàm (vì mão sứ vừa tạo độ khểnh, vừa giữ vai trò bảo vệ ngà răng thật đã bị mài nhỏ); nếu bệnh nhân không thích răng khểnh nữa thì phải tháo răng sứ ra, đắp lại mão sứ khác vào vị trí cân đối.
- Đắp composite: các vật liệu composite được đắp vào chiếc răng, tạo độ “khểnh” nhất định khi cười, nói chuyện. Khi không còn mặn mà với chiếc răng duyên nữa, bệnh nhân hoàn toàn có thể nhờ nha sĩ tháo composite ra, trở lại hàm răng đều, thẳng bình thường.
Y học hiện đại không khuyến khích bệnh nhân làm răng khểnh, dù làm theo phương pháp nào. Các nguy cơ khi làm răng khểnh nhân tạo:
- Các nguy cơ viêm lợi, nha chu: các trường hợp nha sĩ sử dụng vật liệu composite kém chất lượng không phải là hiếm. Các chất liệu composite “dỏm” không chỉ dễ đổi màu mà còn có nguy cơ gây viêm lợi, nha chu… vùng răng khểnh nhân tạo rất cao.
- Ảnh hưởng đến khớp cắn và quá trình ăn nhai: làm răng khểnh bằng phương pháp bọc sứ là một kỹ thuật khó, vì nha sĩ không chỉ cần tính toán thật kĩ để mão răng sứ chụp khớp lên cầu răng thật, mà còn cần tạo độ khểnh tự nhiên đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình mài răng,
bọc răng sứ… có thể dẫn đến cập kênh, gây bất tiện trong quá trình ăn nhai, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng thật.
- Ảnh hưởng đến các răng khác: Răng khểnh, thực chất là chiếc răng mọc chìa ra, lệch lạc so với các răng còn lại trong hàm, lực cắn của nó yếu hơn nhiều so với các răng còn lại. Răng khểnh cũng khó vệ sinh hơn, dễ bị mảng bám và nguy cơ sâu răng rất cao. Chính vì thế, nhiều trường hợp răng khểnh tự nhiên đã tiến hành niềng răng khểnh đề có một hàm răng đều, thẳng, kéo dài tuổi thọ của răng khi về già. Răng khểnh nhân tạo, dù được “trồng” thành công cũng phải đối mặt với các nguy cơ viêm lợi, sâu răng, mất răng cao hơn gấp nhiều lần.
Làm thế nào để có một nụ cười đẹp?
Một hàm răng đẹp, trước hết là một hàm răng khỏe mạnh. Vì thế, bạn nên chú ý đến vệ sinh răng miệng, thường xuyên khám răng 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, nếu bạn bị các khiếm khuyết bẩm sinh về màu răng, men răng, cấu trúc răng… thì nên tiến hành điều trị tại các phòng khám nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét