Trám răng có giữ được bền lâu không

14:18 |

Có nên đi trám răng không ? Trám răng là phương pháp làm ngưng sự phát triển của sâu răng bằng cách dùng vật liệu trám bịt kín vùng răng sâu. Trám răng được chỉ định cho những trường hợp sâu răng đã hình thành lỗ to hoặc vỡ răng…Tuy nhiên điều, trám răng có giữ được lâu không, chăm sóc sau khi trám răng như thế nào để duy trì kết quả tốt nhất, bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để bạn biết thêm về vấn đề này.

Có nên phục hồi răng cửa bị mẻ bằng cách bọc sứ không? 2

Vì sao phải trám răng ?

Trám răng được chỉ định cho những trường hợp sâu răng đã phát triển tới mức để lại lỗ sâu. Trám răng không loại bỏ hoàn toàn vấn đề sâu răng mà chỉ là phương pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. Sau khi trám răng bạn phải chăm sóc răng miệng thật tốt để hạn chế sâu răng phát triển trở lại.

>>> xem thêm: lưu ý sau khi hàn răng

Trám răng có giữ được lâu không ?

Điều này phụ thuộc vào bạn trám răng loại nào và chăm sóc sau khi trám răng như thế nào? Hiện nay, ở Việt Nam có những phương pháp trám răng như sau:

Trám răng bằng Amalgam: Đây là chất liệu trám rất bền được làm từ hỗn hợp của bạc và thủy ngân. Chất liệu trám Amalgam rất bền vì vậy nếu trám tốt bạn và vệ sinh răng miệng tốt bạn có thể duy trì răng trám đến 20 năm.

Trám răng bằng Composite: Đây là phương pháp trám răng ưu việt được nhiều bệnh nhân hiện nay tin tưởng. Chất liệu Composite có ưu điểm là không độc hại, chắc chắn và lại rất đồng rất màu răng thật nên rất đảm bảo tính thẫm mỹ. Tuy nhiên chất liệu Composite dễ bị đổi màu, bị mài mòn và co giãn khi gặp thức ăn nóng, lạnh vì vậy tuổi thọ của một chiếc răng trám Composite tối đa là 5 năm, sau đó bạn phải đi trám lại.

Chất trám không thể thay thế cho men răng và ngà răng nên khi ăn uống bạn nên lưu ý, không nên ăn những thức ăn quá cứng dễ gây vỡ miếng trám.

Chăm sóc sau khi trám răng như thế nào ?

Việc chăm sóc răng miệng tốt sẽ đảm bảo duy trì kết quả sau khi trám răng tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo những cách vệ sinh răng miệng dưới đây để giữ được răng trám là lâu nhất :

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng

Duy trì khám nha khoa 6 tháng/1 lần

Lấy cao răng 6 tháng/ 1 lần

Không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng, quá lạnh…sẽ ảnh hưởng đến miếng trám.

>>> xem thêm: sâu răng hàm

Trám răng có giữ được lâu không phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc răng miệng của bạn. Vệ sinh răng miệng đúng cách là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng được trám cũng như hạn chế các vấn đề răng miệng khác.

Read more…

Làm gì chảy máu chân răng khi mang thai

13:22 |

Chảy máu chân răng, sưng đau nướu… là hiện tượng nhiều chị em gặp phải trong thai kỳ. Liệu có nguy hiểm nào cho em bé khi bị bệnh răng lợi trong thời kỳ mang thai không?

Có thai bị chảy máu răng khi chải răng có bình thường không?

Nướu răng bị sưng, đỏ, đau và chảy máu khi bạn chải răng là một dấu hiệu của bệnh viêm lợi khi mang thai. Có tới 50% phụ nữ xuất hiện những triệu chứng này trong thai kỳ. Nguyên nhân viêm là do trong khi mang thai, nồng độ hormon progesteron tăng lên làm cho nướu răng nhạy cảm hơn với các vi khuẩn trong mảng bám, thêm vào đó, lượng máu cung cấp cho vùng miệng của bạn cũng cao hơn.
Bạn cũng có thể mọc lên một ụ lồi nhỏ vô hại trên vùng nướu răng bị chảy máu khi chải răng. Loại u như thế này thường tương đối hiếm gặp và được gọi là khối u của thai kỳ hoặc u hạt sinh mủ - những cái tên rất đáng sợ cho một triệu chứng vô hại và thường không đau. Thực tế, khối u của thai kỳ có thể nổi lên bất cứ nơi nào trên cơ thể khi mang thai, nhưng chúng thường hay xuất hiện nhất trong miệng.
Một khối u của thai kỳ có thể dài tới gần 2cm và thường ở khu vực bị viêm nướu. Thông thường, nó sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, nhưng nếu không, bạn sẽ cần phải cắt bỏ nó. Nếu những u lồi này khiến bạn khó chịu, gây trở ngại cho việc nhai thức ăn và đánh răng, hoặc bắt đầu chảy máu quá nhiều, bạn có thể cắt bỏ nó trong khi đang mang thai.

>>> xem thêm: bà bầu đánh răng bị chảy máu

Bệnh về răng lợi có thể ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị bệnh về răng lợi nặng có thể có nguy cơ sinh non  và tiền sản giật cao hơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu lớn và gần đây hơn, bao gồm cả một nghiên cứu đa trung tâm lớn trong năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology cho thấy không có mối liên hệ giữa bệnh về nướu răng và các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, việc chăm sóc răng miệng của bạn trong thời gian mang thai đều rất quan trọng. Nếu bạn không điều trị viêm lợi kịp thời, nó có thể trở nên nặng hơn và phát triển thành viêm nha chu (viêm quanh răng) - một dạng nghiêm trọng của bệnh về nướu răng, trong đó sự nhiễm khuẩn lan qua nướu vào trong xương và các mô nâng đỡ khác xung quanh răng.

Phải làm thế nào để tránh chảy máu chân răng hôi miệng?

Phòng ngừa là chính. Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:
- Đánh răng kỹ nhưng nhẹ nhàng, ít nhất hai lần một ngày (sau mỗi bữa ăn, nếu có thể), sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
- Sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở phòng khám nha khoa, chẳng hạn như đi lấy cao răng thường xuyên. Nha sĩ có thể loại bỏ các mảng bám và cao răng mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Bạn đừng quên cho nha sĩ biết rằng bạn đang mang thai và tuổi thai của em bé. Nếu bạn có vấn đề về răng lợi, bạn sẽ cần đi kiểm tra thường xuyên hơn vì mang thai thường làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Không lảng tránh việc điều trị các bệnh về răng miệng. Trong trường hợp cần thiết điều trị, những thuốc gây tê tại chỗ như Novocain là an toàn trong thai kỳ và có các loại kháng sinh an toàn để lựa chọn trong khi mang thai.

Read more…

Răng thưa và cách khắc phục răng thưa hiệu quả

10:59 |

Răng thưa là yếu tố khiến nụ cười của bạn kém thẩm mỹ, làm cho bạn mất tự tin với chính mình. Cải thiện điều đó dường như là mơ ước của rất nhiều người trong trường hợp này.

ts-nk5

Răng thưa là gì ?

Răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng. Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Hầu hết những than phiền về vấn đề này là khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, thắng môi bám thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp của hở kẽ giữa hai răng cửa giữa.

niềng răng sứ

 Nguyên nhân dẫn đến răng thưa

Thường hiện tượng răng thưa do bẩm sinh, hay thiếu răng vĩnh viễn, răng mọc ngầm hay do sự mất tương xứng giữa răng và hàm gây nên ví dụ như răng nhỏ, hàm rộng hay răng vổ ra ngoài quá nhiều cũng khiến răng trông giống như mọc thưa hơn.

Phương pháp niềng răng thưa

– Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Cách này rất nhẹ nhàng không phải mài răng, thời gian chỉ khoảng 15 phút cho một khe thưa, thường áp dụng cho những khe thưa nhỏ < 2mm.Với phương pháp này bạn cần giữ gìn hạn chế cắn đồ cứng và thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng ( VD: Ăn đồ nóng + Uống nước đá ).

Read more…

Khi niềng răng có đau và có ảnh hưởng gì không?

10:57 |

Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy không hài lòng với những khiếm khuyết trên răng của mình như: răng hô, móm, răng mọc lộn xộn…mong muốn được chỉnh nha niềng răng nhưng vẫn còn lo sợ vần đề đau đớn trong quá trình điều trị. Niềng răng có đau không là một trong những băn khoăn của khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp này.

Các phương pháp niềng răng tại nha khoa Hoàn Mỹ

phan biet ho ham va ho rang 1

Niềng răng có đau không ?

Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành tựu nha khoa hiện nay, việc nắn chỉnh răng cũng được thực hiện một cách khoa học và thoải mái. Đặc biệt, tại trung tâm nha khoa Hoàn Mỹ, các bác sĩ thực hiện điều trị cho bạn theo các bước tiêu chuẩn, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật nha khoa hiện đại trong niềng răng chỉnh nha.

niềng răng giá bao nhiêu

Trong thời gian đầu mang khí cụ niềng răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác lạ lẫm, cộm và chật chội trong miệng. Răng sẽ bị một chút đau nhức và ê buốt trong khoảng 10 ngày đầu niềng răng. Nguyên nhân là răng chưa quen với việc tác động lực từ các khí cụ chỉnh nha. Sau thời gian này bạn sẽ dần quen với cảm giác này.

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng những cách sau;

  • Có thể súc miệng bằng nước súc miệng hay nước muối ấm ( natri clorid 0.9%).
  • Có thể sử dụng thuốc aspirin hay các phương pháp giảm đau nếu cơn đau thật sự gây khó chịu cho bạn.

niềng răng invisalign bao nhiêu tiền

Niềng răng không đau tại nha khoa Hoàn Mỹ

Tại nha khoa Hoàn Mỹ, để giúp bệnh nhân được thoải mái và an tâm trong thời gian điều trị chỉnh nha, các bác sĩ trung tâm giàu kinh nghiệm và chuyên môn thực hiện niềng răng không đau cho tất cả bệnh nhân.

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán đúng tình trạng răng miệng của bệnh nhân, từ đó chỉ định kỹ thuật niềng răng hiệu quả và tiết kiệm nhất.
  • Khi lên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tính Hoàn Mỹ dụng lực kéo ở mức độ phù hợp sao cho vừa đủ sức di chuyển các răng vừa không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân

   -   Lực kéo được sử dụng với các khí cụ niềng răng được tao ra từ các mắc cài hay các khay niềng do các dây cung môi kéo tạo lực. Trong phác đồ điều trị của bác sĩ, lực kéo của mỗi giai đoạn luôn được tính toán với độ lớn phù hợp và áp dụng đúng thời điểm. Mỗi đợt kéo cách nhau khoảng 3 tháng. Đây là khoảng thời gian đủ để xương hàm được tái tạo lại ổn định để thích nghi với vị trí mới của răng. Trong suốt quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cụ thể cho bệnh nhân nhằm kiểm tra và điều chỉnh lực kéo thích hợp nhất với từng giai đoạn.

   -   Lực kéo tác động lên răng từng giai đoạn cũng tạo thời gian cho xương hàm ổn định và thích nghi. Vì vậy, khi bước vào giai đoạn tăng lực mới, xương hàm vẫn không bị ảnh hưởng, răng đã quen dần với cảm giác di chuyển nên bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

   -   Lực kéo tạo ra rất nhỏ nhưng lại bền bỉ, nên có thể làm răng di chuyển từng chút một mà bạn thậm chí rất khó để cảm nhận được quá trình này, nên răng và xương hàm không hề thấy đau nhức.

Lực kéo tác dụng lên khí cụ niềng răng

Vì được thăm khám cẩn thận trước khi niềng răng nên tình trạng răng bạn yeu61hay khỏe đều được bác sĩ đánh giá và tính Hoàn Mỹ dụng lực kéo phù hợp. Vì vậy, khi đến với nha khoa Hoàn Mỹ, khách hàng không cần lo lắng về việc “niềng răng có đau không” nữa.

Read more…

Phương pháp xoa bóp chữa đau nhức răng

14:13 |

Theo Đông y, nguyên nhân của đau nhức răng là do sâu răng (do không giữ vệ sinh răng miệng nên vi khuẩn xâm nhập làm răng bị sâu);

Do phong nhiệt (thói quen ăn cay, nóng làm cho vị nhiệt lại thêm phong nhiệt ở ngoài vào, phong hỏa bốc lên răng gây đau răng) và hư hỏa (thận âm không đủ, hư hỏa bốc lên răng gây nên đau răng). Phép điều trị là khu phong thanh nhiệt, tư âm bổ thận. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp tự xoa bóp giúp giảm đau răng (có tác dụng tốt trong trường hợp đau răng do phong nhiệt và hư hỏa, nhất là với người cao tuổi) để bạn đọc tham khảo.

- Gõ răng (hai hàm răng gõ vào nhau): trước hết, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau gõ răng bên phải, bên trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, làm khoảng 30 - 50 lần.

>>> xem thêm: răng thưa phải làm sao

- Day huyệt hạ quan:   dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan. Ban đầu dùng một ngón tay, sau có thể dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đồng thời day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.

- Day huyệt giáp xa:   dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.

- Bấm huyệt hợp cốc:   dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.

- Day huyệt thái khê:   dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.

Chú ý:

- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (người bệnh chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.

- Nên ăn nhiều thức ăn có chứa canxi để ngừa sâu răng và làm chắc răng; nên ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C phòng viêm, sâu răng, chảy máu. Không ăn những thức ăn cứng, dai làm tổn hại tới răng.

- Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng đều đặn sau khi ăn và trước khi ngủ.

- Nên khám chữa bệnh răng miệng định kỳ. Nếu mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng, rối loạn tiết nước bọt và các bệnh toàn thân như đái tháo đường,… cần điều trị triệt để.

Vị trí huyệt:

Hạ quan:   khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má.

Giáp xa:   cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.

>>> xem thêm: trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu

Hợp cốc:   khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.

Thái khê:   tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Read more…

Khắc phục hôi miệng cho bé như thế nào?

13:29 |

Một hội chứng khá phổ biến ở trẻ em đó là chứng hôi miệng (bệnh răng miệng). Nguyên nhân là do chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Trẻ không tự ý thức được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ khắc phục vấn đề này.

Be bi hoi mieng phai lam sao ?

Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi. Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm ở trong miệng một thời gian dài.

Trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng: lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt, miệng của bé cũng rất hôi.

Bệnh hay dị ứng

Các bệnh có thể gây hôi miệng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở họng, viêm phế quản, viêm phổi, thoát vị bẹn hoặc dị ứng theo mùa, một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ. Nếu nôn trớ là thủ phạm thì thường trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái sau ăn.

>>>> xem thêm: khám hôi miệng ở đâu

Ngoài ra, một số bệnh, thường kèm theo các triệu chứng gây mùi trong hơi thở: tình trạng nhiễm toan và tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo nên các mùi xêton. Bệnh nhân suy gan, hơi thở có mùi hôi đặc trưng. Do vậy, muốn biết hôi miệng do nguyên nhân gì, cách khắc phục thế nào bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.

Khô miệng

Nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.

Dị vật ở mũi

Hột đậu, đỗ hay một dị vật nào đó mà trẻ nhét vào mũi làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.

Ăn những thực phẩm nặng mùi

Nếu bé thích các món ăn có nhiều tỏi, hành thì chúng có thể là thủ phạm gây ra hơi thở hôi.

Mẹo chữa hôi miệng cho bé

- Cho trẻ đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, cạo sạch bẩn ở lưỡi, có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Nên đánh ít nhất 2 phút mỗi lần.

- Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn cho trẻ.

- Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.

- Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.

Lưu ý

Bạn đừng làm trẻ phải ngượng ngùng vì hơi thở của mình. Hãy cố gắng coi đó là một điều bình thường, cho dù nó có thể gây rắc rối cho bạn một chút.

Động viên trẻ chăm sóc răng miệng thật tốt đễ giữ được hơi thở thơm tho suốt cả ngày. Bạn hãy làm gương cho trẻ trong vấn đề này nhé!

Read more…

Cách khắc phục chứng hôi miệng vô cùng hay

13:46 |

Chữa hôi miệng bằng cách nào ? Tham khảo một số cách sau như sử dụng kẹo cao su, một chút bánh mì hay mẩu quế... sẽ giúp bạn an tâm hơn về hơi thở của mình nhưng đừng bỏ qua việc vệ sinh lưỡi.

1. Đừng bỏ qua việc vệ sinh lưỡi

Theo Bozartfamilydentistry, khi chải răng, dùng chỉ nha khoa hay dùng nước súc miệng tất cả đều cần thiết nhưng đừng quên vệ sinh lưỡi của bạn. Các chất thừa của thức ăn còn lại trong miệng hoặc giữa các kẽ răng, đó là cơ hội cho vi khuẩn gây ra hơi thở có mùi.

Cách đơn giản là hãy sử dụng bàn chải vệ sinh khu vực lưỡi. Hãy làm việc đó thường xuyên hơn trong khi đánh răng, điều đó hạn chế vi khuẩn sản sinh nhằm giúp bạn có hơi thở tươi mát.
 

2. Sử dụng kẹo cao su

Bạn muốn "đánh bay" hơi thở có mùi? Hãy sử dụng kẹo cao su nhiều hơn. Khô miệng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Kẹo cao su sẽ giúp bạn cải thiện việc sản sinh nước bọt và đánh bay mùi khó chịu.

Bạn nên sử dụng kẹo cao su không đường, có chất xylitol để kích thích bài tiết nước bọt. Lượng nước bọt càng tăng thì khả năng tái tạo độ pH trong miệng càng tăng, giúp tăng cường tái tạo men răng. Xylitol có khả năng làm giảm vi khuẩn ở mảng bám thức ăn, ức chế sự hình thành a-xít gây sâu răng. Xylitol có vị the mát khi tan trong miệng.

>>> xem thêm: tại sao lại bị hôi miệng

3. Quế

Thường thì chúng ta hay sử dụng các tinh chất bạc hà có trong kẹo cao su cũng như nước súc miệng để khử mùi. Tuy nhiên, bạn hãy thử dùng quế. Một nghiên cứu gần đây được Big Red chỉ ra quế có khả năng triệt mùi cao. Quế có thể giúp chống lại các vi khuẩn tích tụ trong miệng của bạn. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

Thời gian làm răng sứ mất bao lâu

4. Nước tốt cho hơi thở

Để có một hơi thở tốt, hãy uống nhiều nước hàng ngày. Hơi thở có mùi là do khô miệng vì thế, hãy giữ ấm cho cơ thể là một trong những chìa khóa chính để giữ nước bọt trong miệng của bạn.

5. Ăn một mẩu bánh mỳ

Điều này có thế khiến bạn ngạc nhiên. Hơi thở có mùi do nguyên nhân từ việc không có đủ carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng để giảm hàm lượng carbohydrate, hãy ăn một vài lát bánh mì. Trong bánh mì có lượng carb (tinh bột) giúp bạn cải thiện hơi thở rõ rệt.

6. Nước súc miệng

Vì bạn luôn cho rằng đánh răng không hoàn toàn làm sạch miệng nên bạn có xu hướng sử dụng thêm nước súc miệng. Chúng có thể lấy hết các cặn bẩn tại những chỗ mà bàn chải khó tiếp xúc nhất như khu vực giữa răng và nướu. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc tới những loại sản phẩm trên thị trường, chúng thường chứa nhiều cồn. Nước súc miệng có chứa cholorine clioxide (CLO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng. CLO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và còn có tính diệt khuẩn.

>>> xem thêm: hôi miệng là bệnh gì

7. Tư vấn từ các bác sĩ

Nếu bạn áp dụng tất cả các cách trên nhưng vẫn thấy hơi thở có mùi, đó là lúc bạn cần lời khuyên từ các nha sĩ. Có thể bạn đang bị các bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới sâu răng, bệnh nướu răng... tất cả đều có thể gây ra hôi miệng.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau để giữ hơi thở luôn thơm mát:
- Củ hành tây, ớt và tỏi nóng
- Cà phê, bia, rượu vang và rượu whisky
- Carbohydrate tinh chế như đường trắng, bánh mì trắng
- Thịt và trứng
- Một số loài cá như cá cơm và rong biển

Read more…

Răng khôn mọc lệch và cách phòng chống

09:25 |

Răng khôn – răng số 8 thường mọc từ 18 đến 25 tuổi,  thông  thường mỗi người có 4 răng khôn, nhưng đôi khi có nhiều hoặc ít hơn. Tổ tiên của chúng ta với hàm răng lớn hơn, thức ăn thô cứng hơn nên cần nhiều răng hơn để ăn nhai. Cùng với sự tiến hóa của loại người, thức ăn mềm hơn, hàm của chúng ta đã nhỏ lại, không còn nhiều khoảng dành cho răng khôn mọc  nên việc răng khôn mọc lệch, kẹt không mọc được đã gây nhiều phiền toái .

Những phiền toái do răng khôn gây ra : do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng nên thường khó vệ sinh, thức ăn mắc khe răng, tích tụ những vi khuẩn gây ra những viêm nhiễm xung quanh, tiêu xương ổ răng.

giảm đau khi mọc răng khôn

Đặc biệt những răng bị mọc ngang đâm vào răng số 7, hoặc mọc ngang về phía xa, mọc kẹt một phần

Tại sao phải nhổ răng khôn  ? việc mọc răng khôn kẹt không được xử lý gây viêm nhiễm lan tỏa sang nhưng vùng xung quanh như mang tai, cổ, má, sàn miệng, mắt có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

  Quy trình nhổ răng khôn :

-Làm bệnh sử, đo huyết áp của bệnh nhân ( đặc biệt không được nhổ răng khi bệnh nhân đang sốt và mệt mỏi)

- Sát khuẩn , gây tê, rạch lợi và  lấy đi một phần xương  ( nếu cần thiết ), có thể phải chia răng nhỏ  ra và lấy từng phần, sau đó bơm rửa ổ nhổ răng và khâu đóng ổ nhổ.

cách chữa sâu răng

Nhổ răng khôn có đau không ? Việc nhổ răng khôn được gây tê hoặc gây mê nên sẽ đau không đáng kể, nếu bệnh nhân đau có thể do tâm lý lo sợ của bệnh nhân hoặc  do bác sĩ chưa thực hiện đúng thủ thuật cần thiết.

Sau khi nhổ răng khôn cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ,
 -Cắn chặt gạc
 - Chườm mát  phía ngoài vị trí nhổ răng trong vòng 6h đầu tiên.
 -Không xúc miệng bằng nước muối trong vòng 2 ngày đầu tiên.
Nếu chảy máu nhiều, đau nhiều hoặc sốt cần liên hệ với bác sĩ.

Read more…

Phương pháp để có hàm răng đẹp

15:09 |

Những bệnh răng miệng do bẩm sinh hay do những thói quen xấu hằng ngày khi nhỏ mà gây nên luôn là điều mà nhiều người lo lắng và tự đặt ra câu hỏi liệu có cách nào có thể giúp hàm răng đẹp được không?

Những tình trạng bệnh răng miệng thường gặp nhất hiện nay ở mọi người là bị móm, bị hô, lệch lạc, thưa,… đây là những trường hợp có thể nói luôn làm cho mọi người mất đi sự tự tin trong giao tiếp.

>>> xem thêm: làm gì khi răng bị ê buốt

Nhưng với niềng răng thì lại hoàn toàn khác, phương pháp này có thể giúp bạn điều trị niềng răng bị móm, hô, lệch lạc,… mà không cần tới việc phẫu thuật như mọi người từng nghĩ. Chỉ với những mắc cài được gắn vào những chiếc răng cùng với những tác động lực và sự theo dõi của bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh những chiếc răng về đúng vị trí ngay ngắn trên hàm răng của mình để bạn lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho chính mình.

Trồng răng hàm trên chi phí bao nhiêu

Vậy với phương pháp niềng răng này thì thời gian điều trị trong bao lâu? Chi phí niềng răng là bao nhiêu? Và điều trị niềng răng có đau không?

>>> xem thêm: cách chữa đau răng

Thực chất ra điều trị niềng răng là một trong những phương pháp rất mơ hồ bởi với những câu hỏi trên không ai có thể nói trước và chính xác cụ thể giá và thời gian điều trị niềng răng được. Bởi với chi phí niềng răng giá của nó lại phục thuộc vào bạn lựa chọn loại mắc cài nào mà bạn tin tưởng điều trị. Thời gian điều trị cũng vậy nó phụ thuộc vào bạn lựa chọn loại mắc cài nào? Cấu trúc hàm của bạn ra sao? Độ di chuyển răng của bạn nhanh hay chậm?… Đố chính là những yếu tố quyết định tới thời gian điều trị. Còn đối với niềng răng có đau hay không là do từng cơ địa của mỗi người, có người thì hoàn toàn không đau, có người thì lại cảm thấy khó chịu khi có khí cụ nằm trong miệng. Chính vì thế để có thể biết rõ tình trạng của bạn thì bạn hãy nên tới khám tại các trung tâm nha khoa mà bạn tin tưởng

Read more…

Nguyên tắc chữa chứng bệnh hôi miệng

14:08 |

Hôi miệng thường được gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng gây viêm và tiết ra mùi độc hại, khó chịu hoặc các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Sau đây một số cách khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Uống nhiều nước: Nếu bạn không thể đánh răng sau bữa ăn, uống nhiều nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn có hại và các mảnh vỡ từ giữa hai hàm răng của bạn. Uống sữa thậm chí có thể giúp khử mùi hôi khó chịu, Frangella nói. Tránh các đồ uống có đường.

Răng xấu phải làm sao cho đều và đẹp nhất ?

·        Không uống quá nhiều cà phê. Có thể rất hấp dẫn nhưng mùi của cà phê rất khó thoát ra khỏi cuống lưỡi. Hãy chuyển sang một trà thảo dược hoặc trà xanh, Frangella nói.

>>> xem thêm: chữa hôi miệng bằng cách nào

·        Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác. “Hút thuốc lá có thể khiến chúng ta có hơi thở kinh khủng," Woodall nói.

·        Hạn chế uống rượu. Rượu có thể dẫn đến khô miệng. Quá nhiều bia, rượu vang và rượu mạnh có thể làm mùi hôi hơi thở của bạn xuất hiện cho đến 8-10 giờ sau khi uống.

·        Hãy cẩn thận với bạc hà. Bạc hà không đường chỉ che dấu mùi hôi khó chịu chứ loại bỏ được vi khuẩn có hại. “Được mời một viên kẹo một bạc hà có vào răng của bạn và làm cho vấn đề tồi tệ hơn”, Frangella nói.·        Nhai kẹo cao su 20 phút sau bữa ăn. Kẹo cao su với 100% xylitol có thể giúp giảm sâu răng, đồng thời cũng là “loại làm mát và mang đến cho bạn hơi thở thơm tho thật sự”, Frangella nói.

>>> xem thêm: cách làm hết hôi miệng

Read more…

Những điều cần biết về sâu răng

09:18 |

Hơn 90% dân số trên thế giới ở mọi độ tuổi gặp bệnh lý sâu răng. Nếu bạn không trang bị đủ kiến thức cho bản thân, sẽ rất dễ dàng cho hàm răng của bạn bị sâu răng tấn công hoặc bệnh lý sâu răng tiến triển nặng đến những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tủy, áp xe ổ xương răng, mất răng…

01. Bệnh sâu răng là gì?

Đau răng sâu phải làm sao để điều trị triệt để? 3

Sâu răng là bệnh lý răng phổ biến xảy ra khi một số loại vi khuẩn cụ thể có hại sản xuất axit phân rã mảng bám trên bề mặt răng. Ban đầu sâu răng phá hủy men răng sau đó sẽ ăn dần vào lớp ngà bên trong, tạo ra những khoang sâu. Tình trạng càng nặng thì khoang sâu càng lớn, dẫn đến những mảng răng sứt mẻ lớn hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tủy, áp xe ổ xương răng, mất răng…

bị sâu răng phải làm sao

02. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sâu răng?

Sâu răng ban đầu có thể chỉ là những cơn đau nhức răng nhẹ, răng trở nên nhạy cảm khi ăn những món nóng lạnh, cay mặn hoặc thậm chí là đồ ngọt. Một số trường hợp còn cảm thấy đau khi ăn nhai ở vị trí răng sâu.

03. Nguyên nhân gây sâu răng

Trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau sinh sống. Khi chúng ta ăn uống, thực phẩm tạo ra những màng dính mỏng gọi là mảng bám răng. Vi khuẩn tiết ra axit phân hủy các mảng bám và hòa tan các lớp bảo vệ bên dưới bề mặt răng. Các axit này loại bỏ khoáng chất từ men răng và nếu không được điều trị sẽ hình thành những khoang sâu ban đầu.

Sâu răng tấn công vào phần chính của răng là men răng sau đó sự phân rã đi sâu hơn vào ngà răng, cuối cùng là các dây thần kinh bên trong và phần tủy răng.

chữa tủy răng có đau không

04. Chẩn đoán bệnh sâu răng

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác sâu răng bằng cách kiểm tra bề mặt răng đồng thời chụp X-ray răng để xem xét tình trạng khoang sâu đang tiến triển như thế nào, mới chỉ ở men răng hay đã ăn vào ngà răng, tủy răng.

05. Phòng ngừa bệnh sâu răng

Sâu răng là bệnh lý phổ biến nhưng bản chất của sâu răng xuất phát từ cách thức chăm sóc vệ sinh răng miệng. Do đó để phòng ngừa sâu răng, quan trọng nhất là giữ vệ sinh răng miệng, bao gồm:

- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, giảm số lượng mảng bám răng và vi khuẩn trong miệng.

- Ăn thực phẩm có đường hoặc tinh bột ít đi để giảm lượng axit gây hại đến răng trong khoang miệng.

- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn ngay sau khi ăn uống để làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng.

- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride giúp răng chắc khỏe hơn, nếu cần bổ sung fluoride theo đường uống cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

06. Điều trị bệnh sâu răng

Ở trẻ em, răng hàm, răng sữa và răng vĩnh viễn có thể được bảo vệ trước bằng cách phủ sealant hoặc fluoride vecni trong một thời gian lâu dài khỏi sâu răng.

Ở người lớn, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phủ composite trên những răng có dấu hiệu ban đầu sâu răng, miễn là sự phân rã chưa thực sự phá hủy men răng. Trong trường hợp men răng đã bị sâu răng phân hủy thì việc hàn trám lại răng sâu là bắt buộc. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, điều trị tủy trước rồi mới hàn trám răng là cần thiết.

Một số trường hợp răng đã sâu quá nặng, sau khi điều trị tủy không còn đủ mô răng thật để hàn trám thì phải tính toán đến việc bọc răng sứ. Nếu chân răng cũng bị hư hỏng thì răng sâu buộc phải nhổ bỏ để trồng lại răng giả.

Read more…