Hàm giả tháo lắp là phục hình răng giả lấp đầy khoảng trống cho răng đã mất trong trường hợp bệnh nhân bị mất một răng, nhiều răng hay toàn bộ răng.
>>> xem thêm: chỉnh răng bằng hàm tháo lắp
Hàm giả tháo lắp gồm phần nướu giả, khung liên kết kim loại ( nếu có ) và thân răng ở bên trên. Bệnh nhân có thể lựa chọn răng nhựa hoặc răng sứ cho phục hình.
Để hàm giả tránh được những rắc rối khi sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp như sau:
– Bệnh nhân tháo hàm giả ra hàng ngày khi chải răng để vệ sinh tốt hơn . Với những răng thật còn lại trên hàm bạn có thể chải các răng này theo cách thông thường.
– Nên sử dụng bàn chải lông mềm và nước rửa chuyên dụng để chải hàm. Tránh sử dụng loại kem đánh răng có chất tẩy mạnh, bàn chải lông cứng sẽ gây mòn, xước hàm.
– Tháo hàm ra trước đi ngủ mỗi ngày, ngâm bảo quản ở dung dịch nước muối sinh lý 0.9% hoặc trong nước sạch.
– Một lần/ngày ngâm hàm trong nước giấm 50%, nước muối hoặc dùng gel Aloe Vera thoa lên hàm giả 1-2 lần/ngày để ngăn sự phát triển của vi nấm.
– Tránh ngâm hàm trong nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ gây biến dạng hàm.
– Nên đặt hàm trên một miếng vải mềm khi chùi rửa, tránh để các vật năng tì đè lên hàm gây vỡ, biến dạng hàm.
– Khi có thêm một hoặc một vài răng thật phải nhổ hoặc tự rụng, có thể thêm răng nhựa mới trên nền hàm nhựa đang sử dụng.
– Bệnh nhân cũng nên làm sạch nướu. lưỡi, vòm miệng sạch sẽ khi đang sử dụng hàm giả tháo lắp.
– Bệnh nhân nên massage nướu giúp nướu tuần hoàn tốt, hạn chế tình trạng tiêu xương.
– Bệnh nhân nên sử dụng nước súc miệng khoảng 2 lần/ngày sau khi đánh răng ( súc miệng khi đã tháo hàm ra).
– Hàm tháo lắp có thể lỏng sau 2 hoặc 3 năm sử dụng do sống hàm bị tiêu nhiều hơn so với lúc làm hàm hoặc các tay móc vào răng thật bị lỏng lẻo. Hàm tháo lắp cũng có thể bị gãy vỡ khi đánh rơi hoặc bị tì đè… Khi gặp tình trạng này bệnh nhân có thể mang hàm cũ quay lại phòng khám để khắc phục.
>>> xem thêm: Chụp răng sứ
– Niêm mạc bên dưới hàm giả có thể bị viêm đỏ, tróc vảy, tăng sinh, có các mảng màu trắng như sữa đông ….
– Điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ như:
Thuốc Nystatin/Mycostatin 100.000 IU bôi lên vùng nhiễm nấm 4 – 6 lần/ ngày
Amphotericin B, Azoles…
Sử dụng các thuốc súc miệng như: Chlohexidine gluconate 0.2%(Eludril) hoặc Povidine-Iodine(Betadine oral) súc miệng ngày 2 lần, sáng, tối trước khi đi ngủ.
Vệ sinh răng miệng, vệ sinh hàm giả sạch sẽ
Hạn chế thời gian mang hàm giả, ban đêm phải tháo hàm giả ra và ngâm trong dung dịch sát khuẩn.
Tuổi thọ trung bình của một hàm tháo lắp thường là khoảng 05 năm do sự thoái hóa của nhựa và hiện tượng tiêu xương tự nhiên. Sau thời gian đó, nếu hàm trở nên lỏng lẻo, có mùi hôi nhiều, hàn gắn lại nhiều lần… thì thông thường bệnh nhân nên thay thế bằng một hàm tháo lắp mới.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét