Home » Archives for tháng 9 2015
+ Do nền răng yếu
– Để có một hàm răng trắng bạn cần sử dụng đến thuốc tẩy trắng răng. Trong thành phần của thuốc tẩy trắng răng sẽ có các hoạt chất có tác dụng đánh bật các phân tử làm thay đổi màu răng, giúp răng trắng sáng. Dưới tác động của các hoạt chất này sẽ ít nhiều làm răng bạn bị kích ứng. Đối với những người có nền răng chắc khỏe thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người có nền răng yếu thì răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng, thậm chí ngay trong quá trình tẩy trắng răng.
Bên cạnh đó là các bệnh lý về răng như: viêm chân răng, viêm nướu, mòn men răng, răng sâu,.v.v. nếu không được điều trị tốt trước khi tẩy trắng răng, sẽ làm răng bạn bị ê buốt dưới tác động của thuốc tẩy trắng răng.
+ Kỹ thuật tẩy trắng răng không tốt
Quy trình tẩy trắng răng không được đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân làm răng ê buốt khi tẩy trắng răng. Có thể trong thao tác tẩy trắng răng, thuốc bị dính vào nướu gây cho bạn cảm giác ê buốt quanh răng.
Tẩy trắng răng Laser Whitening là công nghệ tẩy trắng răng hiện đại, đang được ưa chuộng trên thế giới hiện nay. Phương pháp này với các ưu điểm vượt trội sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được tình trạng ê buốt răng khi tiến hành.
– Thuốc tẩy trắng răng được sử dụng có nồng độ thấp, trong thành phần của thuốc có chứa Flour bổ sung vào men răng, giúp cho mô răng săn chắc.
– Thuốc tẩy trắng răng đã được được viện Forsyth Hoa kỳ nghiên cứu là an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến mô răng, không gây ê buốt răng.
– Răng bạn sẽ trắng sáng ngay chỉ sau 60 phút tẩy trắng với công nghệ Laser Whitening, màu răng trắng sáng sẽ duy trì lâu dài từ 2-4 năm.
– Năng lượng ánh sáng từ đèn Laser đã được nghiên cứu ở mức an toàn, năng lượng này sẽ giúp hoạt hóa tối ưu thuốc tẩy trắng, làm răng bạn trắng sáng từ trong ra ngoài.
Để có một hàm răng đẹp, trắng sáng và khỏe mạnh sẽ không quá khó nếu bạn lựa chọn cho mình địa chỉ tẩy trắng răng uy tín. Hãy đến với Nha khoa Hoàn Mỹ chúng tôi ngay hôm nay để được đội ngũ các Bác sĩ chuyên nghiệp, tận tình để khám và tư vấn cho bạn phương pháp tẩy trắng răng phù hợp nhé!
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trả lời:
Chào bạn Hoàng Quyên!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “răng bị sâu, nhức răng làm sao hết?” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau:
Răng sâu bị đau nhức là rất dễ hiểu. Vì khi đã bị sau đến một mức độ nhất định nào đó, ngà răng và tủy răng sẽ bị tác động bởi những kích thích không thường xuyên. Cho nên thỉnh thoảng sẽ gây ra những cơn đau nhức lan sâu tới cả xương ổ răng. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận thấy bị đau nhức không chỉ ở chiếc răng sâu mà còn ở cả trong xương hàm và các răng kế cận.
Nhiều trường hợp chỉ bị sâu 1 răng nhưng khi đau nhức lại cảm giác như bị đau cả một bên quai hàm. Trường hợp của bạn cũng tương tự như thế, cơn đau đã tạo thành một xung lan tỏa nên mới có cảm giác đau tới 3 răng dù những răng kia không hề bị sâu. Khi đó muốn làm cách nào để hết nhức răng cần phải điều trị chiếc răng bị sâu trước thì có thể cắt được cơn đau cho cả 3 răng.
Cách tốt nhất để chữa nhức răng là phải chữa trị bằng các biện pháp chuyên khoa. Vì chỉ các biện pháp chuyên khoa mới có thể tác động vào đúng nguyên nhân gây đau răng.
Trường hợp của bạn bị đau răng khả năng lớn nhất là do răng sâu. Nhưng cũng có thể còn những nguyên nhân khác mà nếu không đi nha sỹ thì không thể biết chắc chắn được. Với nguyên nhân răng sâu, bắt buộc phải điều trị sâu răng thật triệt để. Chỉ bằng cách này mới cắt đứt được cơn đau nhức răng nhanh chóng nhất.
Nếu bạn chưa có điều kiện để chữa trị bệnh lý răng sâu vậy thì khi bị nhức răng nên làm gì ? Tạm thời có thể dùng một số cách giảm đau bằng các biện pháp thông dụng như cắn tỏi nóng, gừng nóng, lá trầu không, ngậm nước muối hoặc chườm ấm kết hợp các thao tác massage,…
Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là cách biện pháp giảm đau tạm thời, không có giá trị điều trị nhức răng và sâu răng triệt để. Bị nhức răng phải làm sao chữa khỏi hoàn toàn phải do các bác sỹ điều trị.
Rất nhiều ca đau nhức răng kéo dài nhiều năm cũng chỉ khỏi hẳn sau khi đến chữa trị tại Nha khoa Hoàn Mỹ. Do đó, nếu muốn biết làm cách nào để hết nhức răng vĩnh viễn, bạn có thể liên hệ về Trung tâm theo thông tin đi kèm dưới đây, các bác sỹ sẽ hỗ trợ tư vấn, thăm khám và chữa trị tốt nhất cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Tính thẩm mỹ cao, tháo lắp dễ dàng thuận tiện là những ưu điểm mà niềng răng tháo lắp mang lại. Vậy phương pháp này có hiệu quả không? Thời gian và chi phí so với những phương pháp khác như thế nào?
>> niềng răng uy tín tại hà nội
>> ở hà nội niềng răng ở đâu tốt
Niềng răng tháo lắp là gì ?
Niềng răng tháo lắp là việc dùng những khí cụ có thể tháo lắp một cách dễ dàng để nắn chỉnh các răng mọc lệch về đúng vị trí. Khác với phương pháp niềng răng truyền thống khác niềng răng tháo lắp sử dụng những khay niềng trong suốt thay vì những mắc cài gắn cố định giúp các răng dịch chuyển.
Niềng răng tháo lắp có những loại nào ?
niềng răng tháo lắp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là niềng răng invisalign và niềng răng Clear Aligner. 2 phương pháp niềng răng này đều có ưu điểm chung là trong suốt, dễ dàng và có thể tháo lắp bất kỳ lúc nào bạn muốn.
Niềng răng tháo lắp có hiệu quả không?
Niềng răng tháo lắp có tính thẩm mỹ cao người khác không thể phát hiện ra bạn đang niềng răng. Với đặc tính có thể tháo lắp giúp bạn thoải mái trong việc ăn uống, không phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào và việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.
Chỉnh nha niềng răng invisalign có tốt không?
Phương pháp này đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao khi điều trị cho những trường hợp răng mọc lệch, chen chúc, hô, móm,… Vì không có những mắc cài và dây cung vướng víu và sẽ không xảy ra vấn như sút dây, mắc cài nên thích hợp với những trường hợp bệnh nhân ở xa cơ sở nha khoa.
Hơn 3 triệu người trên thế giới đã và đang sử dụng phương pháp này và hài lòng với kết quả mà nó mang lại.
Thời gian niềng răng tháo lắp bao lâu ?
Thời gian niềng răng tháo lắp trung bình là từ 12 – 24 tháng, bạn sẽ hoàn thành quá trình niềng với khoảng 15 – 20 khay niềng, tùy tình trạng răng miệng của từng người. Mỗi khay niềng bạn sẽ mang trong 2 tuần, sau 2 tuần bạn sẽ thay một khay niềng mới cho đến khi mang lại hiệu quả như mong muốn.
Niềng răng tháo lắp bao nhiêu tiền?
chi phí niềng răng tháo lắp thường cao hơn so với niềng răng mắc cài thông thường. Vì chi phí điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn nên muốn biết chi tiết, bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được khám và tư vấn cụ thể hơn.
Xu hướng hiện nay là làn da trắng nỏn cùng hàm răng trắng sáng đó là ước muốn của nhiều người. Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo bệnh nhân và đánh vào tâm lí ham rẻ, nên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc, xuất sứ với gia thánh rất rẻ. Vậy cụ thể như thế nào để có được hàm răng trắng sáng mà an toàn thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới.
>> làm trắng răng ở đâu an toàn
>> tẩy trắng răng ở đâu an toàn
Phương pháp tẩy trắng răng giúp bạn thấy tự tin hơn trong cuộc sống lẫn công việc. Một nụ cười trắng sáng sẽ giúp bạn thành công và nhiều lợi thế hơn. Tẩy trắng răng có 2 phương pháp là sử dụng gói tẩy trắng tại phòng và tại nhà nhưng do điều kiện về thời gian cũng như kinh tế nên có những trường hợp bệnh nhân sử dụng dịch vụ tẩy tại nhà.
Trên thực tế có nhiều cách tẩy trắng răng tại nhà như dùng bút tẩy trắng, mang máng tẩy trắng hoặc sử dụng miếng dán tẩy trắng răng. Ưu điểm của các phương pháp này là chi phí rẻ, có thể thực hiện bất cứ lúc nào tiện không phụ thuộc về thời gian. Tuy nhiên, có những trường hợp do lạm dụng quá mức về nồng độ thuốc và thời gian. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc tẩy trắng bản thân không có nguồn gốc xuất sứ nên không đảm bảo an toàn sẽ khiến người sử dụng bị sưng môi, phỏng miệng hoặc nướu lợi tổn thương. Hoặc với những tình trạng nhiễm màu nặng do yếu tố nội sinh thì tẩy trắng răng thông thường không đạt hiểu quả hoặc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Với nhiều trường hợp dùng miếng dán tẩy trắng quá nhiều do nôn nao muốn tạo hiệu quả nhanh tức thì ảnh hưởng đến men răng và ê buốt suốt thời gian dài thậm chí là suốt đời.
Trước hết Bác sĩ kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng tùy vào mức độ ố vàng, nhiễm màu mà tư vấn phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Làm trắng răng tại nhà trước nay không được khuyến cáo sử dụng cho những người men răng yếu, mắc các bệnh về răng miệng. Vậy nên chúng tôi khuyên bạn nên đến các trung tâm nha khoa hoặc cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất. Bác sĩ là người điều chỉnh theo dõi nồng độ thuốc tẩy và thời gian tẩy trắng hợp lý nhất.
Hỏi: Chào bác sỹ. Em muốn hỏi bác sỹ về vấn đề bọc răng sứ cho răng sâu của em. Hiện răng của em bị sâu khá nặng và có hiện tượng ảnh hưởng đến các răng khác, em chắc rằng không thể trám răng được nữa. Nhưng em cũng nghe nói bọc răng sứ thì phải lấy tủy răng mới đảm bảo hiệu quả có phải không bác sỹ? (Trần Thanh Nhàn - Hưng Yên)
Trả lời:
Chào bạn, với câu hỏi lấy tủy khi bọc răng sâu của bạn, nha khoa Hoàn Mỹ xin được tư vấn như sau:
thực tiễn thì bọc sứ cho răng sâu không cần thiết phải lấy tủy. Thao tác bọc sứ răng sâu sẽ được tiến hành bắt đầu từ việc làm sạch vết sâu với mục đích loại bỏ toàn bộ các mầm mống răng sâu gây bệnh, hạn chế tình trạng tái răng sâu sau khi bọc sứ. Phần răng sau khi đã nạo tùy tình trạng sẽ được mài nhỏ và lấy dấu răng để chế tác răng sứ. Một mão sứ bọc quanh răng từ rìa cắn đến tận sát nướu sẽ giúp nâng đỡ, bảo vệ những mô răng còn lại, hạn chế vi khuẩn gây sâu răng thâm nhập trở lại.
Bọc sứ cho răng sâu chỉ cần lấy tủy trong trường hợp tủy răng đã bị viêm. Sở dĩ tình trạng viêm tủy xảy ra là bởi vết răng sâu khi không được điều trị đã lan rộng ra toàn bộ răng và xâm nhập vào tủy khiến tủy bị viêm, kích ứng lên các dây tâm thần bên trong dẫn tới tình trạng ê buốt dữ dội. Nếu bạn gặp phải những cơn đau răng buốt nhói đến tận óc thì rất có thể bạn cần điều trị viêm tủy.
Chúc bạn sớm tìm lại được vẻ đẹp và sức khỏe cho hàm răng của mình.
Xem thêm: Địa chỉ bọc răng sứ tốt ở Hà Nội
Sâu răng có thể gây đau, nhiễm trùng, thậm chí mất răng. Vì vậy, đừng băn khoăn khi quyết định bảo vệ chúng khi chưa có dấu hiệu gì.
>> bảng giá hàn răng
>> trám răng cửa giá bao nhiêu
Đối với những bệnh về răng miệng, sự ngăn ngừa và phát hiện sớm sẽ giúp bạn tránh phải điều trị tốn kém và đau đớn sau này nếu bị sâu răng tấn công.
Cứ trám răng là hết sâu răng?
Tâm lý chung của nhiều người là khi răng miệng trục trặc hết chịu nổi mới tìm tới nha sĩ chứ ít khi có khái niệm kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do đó, nhiều khi gõ của nha sĩ thì răng đã bị lâm vào tình trạng bị sâu nặng, thậm chí lỗ sâu đã ăn vào khá lớn gây tổn thương đến tủy, buộc phải nhổ đi. Hoặc một số trường hợp đi đến nha sĩ với mục đích chỉ để tẩy trắng, cạo vôi răng, rồi mới vô tình được thông báo là “hàm ngọc” có hơi nhiều lỗ sâu, lúc này mới tiến hành trám răng.
Thực tế, khi răng đã bị sâu, trám không phải là cách để chấm dứt sâu răng mà chỉ là khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu trám đặc biệt. Chất trám này không thể thay thế được men và ngà răng nên rất dễ bể và sứt nếu bệnh nhân vẫn có thói quen nhai thức ăn quá cứng.
Ngoài ra, răng sẽ bị tái phát sâu trở lại nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, hút thuốc lá, uống cà-phê nhiều. Đặc biệt, khi đã trám nhiều lần cùng một chỗ, lỗ sâu ngày càng to ra, cấu trúc răng cũng yếu dần… Nếu sâu nặng gây đau nhức thì phải điều trị tủy mất nhiều thời gian và đau đớn hơn. Nếu răng bị bể to không thể trám được thì phải nhổ đi, sau đó phải làm răng giả tốn kém hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.
Vì vậy, chỉ có biện pháp phòng ngừa cộng với việc vệ sinh răng miệng đúng cách mơi giảm được nguy cơ mắc sâu răng, nhất là với trẻ em vì còn răng sữa nên cần phải luôn được theo dõi. Trong đó, trám phòng ngừa các răng hàm cũng là một cách tránh những tác nhân gây sâu răng.
Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt.
Trám răng phòng ngừa áp dụng trên các răng chưa bị sâu, nhằm làm phẳng bớt bề mặt nhiều trũng, rãnh vốn là nơi dễ bị bám đọng thức ăn của răng.
Quá trình trám răng cũng được các nha sĩ thực hiện rất nhanh chóng với thủ thuật đơn giản giá thành cũng không quá mắc.
Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng vì chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng cho mình nên các bậc phụ huynh cần “đầu tư” đẻ bảo vệ đôi hàm ngọc cho con, đặc biệt là trên các hàm vĩnh viễn. Độ tuổi thường được nha sĩ khuyến khích trám răng phòng ngừa là 6-12 tuổi. Tất nhiên, thanh thiếu niên, người lớn cũng có thể trám răng phòng ngừa, nhưng có lẽ điều này ít cần thiết hơn vì mọi người cũng đã quan tâm và biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng rồi.
Nên thực hiện sớm
Có một số vùng trong khoang miệng như tại các kẽ răng, khu vực răng khôn bàn chải đánh răng khó với tới được nên thức ăn thường bám dính. Chúng “cư ngụ” ở các hố rãnh và bề mặt răng trong thời gian dài sẽ gây phá hủy men răng, dẫn đến lỗ sâu răng được hình thành và lớn dần lên.
Thế nên, theo lời khuyên của nha sĩ thì các đối tượng nên trám răng phòng ngừa bao gồm:
- Trẻ em nên được trám phòng ngừa ngay khi răng mới mọc, cho cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
- Thiếu niên và người trưởng thành có cơ địa dễ bị sâu răng như răng hàm có rãnh, hố sâu và hẹp khó lấy thức ăn với bàn chải. Người có men răng yếu, mỏng, người mắc bệnh khô nước bọt…
Sau khi trám răng lần đầu tiên, nên đến nha sĩ kiểm tra răng sau đó đều đặn mỗi 6 tháng để kiểm tra “tuổi thọ” của thuốc trám. Trong quá trình trám nếu răng bị dính nước bọt, đặt biệt là các trẻ không chịu hợp tác để bác sĩ trám răng hoặc không giữ gìn răng đúng cách sau đó cũng hạn chế tác dụng của chất trám, răng vẫn có thể bị sâu.
Mọi người cần hiểu rõ: tẩy trăng răng (hay làm trắng răng ) là quá trình làm màu răng trắng sáng hơn. Người ta dùng hóa chất để làm răng trắng ra bằng phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng để răng có được màu trắng như khi chưa bị nhiễm màu.
>> làm trắng răng bao nhiêu tiền
>> tẩy trắng răng có hại gì
Các sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà được bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên người dùng phải biết đánh giá chất lượng sản phẩm và theo dõi quá trình tẩy trắng răng sao cho an toàn nhất. Tuyệt đối không dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ông khuyến cáo người dùng nên có sự tư vấn và tham gia của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
Nguyên nhân ê buốt răng sau tẩy trắng liên quan đến cơ chế khá phức tạp về dòng chảy của dịch trong ống ngà răng, chứ không phải là do bào mòn răng, hỏng chất răng như nhiều người lầm tưởng. Còn việc thời gian hiệu quả của tẩy trắng răng phụ thuộc rất nhiều vào việc giữ gìn răng miệng của bệnh nhân, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau khi tẩy trắng.
Hiện nay với phương pháp tẩy trắng răng được thực hiện trong 1 giờ bằng kỹ thuật LED được nhiều người lựa chọn nhất. Vì kỹ thuật LED không tạo ra ánh sáng bằng cách đốt nóng dây tóc kim loại như các kỹ thuật khác, mà ánh sáng được tạo ra bởi hiệu ứng cơ lượng tử nên lượng nhiệt tỏa ra là tối thiểu rất an toàn cho bệnh nhân. Toàn bộ tiến trình tẩy trắng diễn ra chỉ trong vòng 30 – 45’ được thực hiện ngay tại phòng khám, răng ở hàm trên và hàm dưới sẽ được tẩy trắng cùng một lúc.
Cùng Với công nghệ LED, BleachBright là thuốc tẩy trắng thế hệ mới hoàn toàn không hại cho răng hay làm yếu răng, bản chất của nó là sử dụng phản ứng oxy hóa khử, phóng thích oxy nguyên chất thấm vào cắt đứt chuỗi protein màu trong răng làm cho chúng ta không còn nhìn thấy màu dưới ánh sáng tự nhiên. BleachBright có PH = 7 trung tín nên không gây hại bề mặt men răng như bạn thường nghĩ, quá trình tẩy trắng chỉ làm thay đổi màu răng,không làm thay đổi cấu trúc răng, đồng thời tiến trình thực hiện cũng không gây đau hay ê buốt, trừ trường hợp răng bạn quá nhạy cảm, tuy nhiên cảm giác này chỉ xuất hiện trong vòng một ngày ,bạn có thể dễ dàng chịu được.
Kết quả sau khi tẩy trắng răng có thể duy trì trong nhiều năm,tuy nhiên kết quả này còn tùy thuộc vào thói quen ăn uống và vệ sinh chăm sóc răng miệng hàng ngày. Vì vậy tẩy trắng răng là một thủ thuật đơn giản chi phí thấp nhất, đem lại cho bạn màu răng trắng sáng hơn mà lại bảo toàn mô răng tự nhiên quý giá của mình.
Nếu bạn có ý định tẩy trắng răng, hãy lưu ý những điểm sau:
- Răng tẩy trắng được phải là răng khỏe mạnh ( không sâu, không trám lớn, không giả)
- Độ cải thiện màu trắng thay đổi tùy bệnh nhân, tối đa là 2 độ (tức là tẩy trắng răng không có nghĩa trắng tuyệt đối, mà sẽ cải thiện hơn so với màu cũ)
- Sau khoảng 1-2 năm răng sẽ trở lại màu sắc ban đầu.
- Sau khi tẩy trắng răng, đặc biệt trong 24 giờ đầu, hạn chế các sản phẩm như hút thuốc lá, rượu vang đỏ, cà phê, coca và những đồ dùng có màu. Uống nhiều nước giúp răng trắng sáng lâu hơn.
- Người răng quá vàng và nhiễm sắc do tetracycline có màu nâu sậm thì tẩy răng không có kết quả.
- Hạn chế tối đa việc tự mua thuốc sử dụng ở nhà. Hãy tìm đến các trung tâm nha khoa đáng tin cậy.
Hỏi: Thưa bác sỹ, em có 2 chiếc răng khôn đang muốn nhổ để tránh hậu quả sau này nhưng em cũng rất sợ đau khi nhổ răng khôn. Bác sỹ có thể mô tả quy trình nhổ răng khôn giúp em được không? để em chuẩn bị trước tinh thần. Em cũng không hình dung được nhổ răng khôn đau cỡ nào nữa. Em xin cảm ơn (Trình Thị Quỳnh - Hà Tây)
Trả Lời:
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc nhổ răng khôn của bạn, nha khoa Hoàn Mỹ xin được trả lời như sau:
Nhổ răng khôn như bạn nói để tránh hậu quả sau này tức là nhổ răng phòng ngừa, việc nhổ răng này sẽ tránh được những biến chứng như răng mọc ngầm, mọc lệch... gây đau nhức răng. Xem thêm nhổ răng khôn có đau không tại nhorang.com.vn
Về quy trình nhổ răng khôn tại Hoàn Mỹ, trước tiên bạn sẽ được thăm khám và chụp phim X quang để chẩn đoán hướng mọc của răng, các bệnh lý khác có liên quan đến răng. Nhổ răng khôn là phương pháp tiểu phẩu, đối với những trường hợp răng mọc ngầm dưới nướu thì phẫu thuật phức tạp hơn một chút. Trong quá trình thực hiện bệnh nhân được chích thuốc tê giảm đau, trường hợp đặc biệt nếu e sợ bệnh nhân được gây tiền mê trước khi phẫu thuật.
Quá trình hoàn tất sau khi các nha sỹ dùng máy siêu âm để lấy răng khôn ra khỏi khung hàm và tiến hành cầm máu cũng như khâu vết nhổ. Các bạn cũng sẽ được nha sỹ khuyên làm gì sau khi nhổ răng để có thể chăm sóc tốt nhất.
Chúc bạn sớm có lựa chọn tốt nhất cho mình.
Xem thêm: Nhổ răng khôn ở đâu an toàn
Trám răng hay hàn răng là thay thế mô răng bị bệnh hoặc mô răng đã bị mất bởi vật liệu nha khoa nhằm ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng. Tuy nhiên, trám răng không phải là phương pháp có thể loại bỏ được vĩnh viễn căn bệnh sâu răng. Nếu người bệnh không giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ thì chúng có khả năng tái phát rất cao. Ngoài ra thì trám răng còn được dùng để bù đắp một phần hoặc có thể là toàn phần vào chỗ răng bị khuyết do tai nạn hay va đập gây nên.
>> trám răng xong bị ê
>> hàn răng khi mang thai
Vật liệu trám răng hiện nay bao gồm:
1. Hỗn hợp Amalgam hay còn gọi là trám chì .
2. Composite là vật liệu giống màu răng .
3. GIC ( glass inomer cement ).
Vật liệu trám thông dụng được nha khoa và nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay là trám răng bằng composite. Sau khi phủ lớp composite quang trùng hợp lên răng cần điều trị, lớp composite này sẽ tự động đông cứng lại khi được chiếu đèn Halogen với thời gian được cài sẵn. Phần thô nhám của composite bị đông cứng sẽ được mài nhẵn và đánh bóng để trông như răng tự nhiên.
Nguyên nhân gây sâu răng :
Sâu răng là do mất cân bằng giữa sự tạo khoáng tự nhiên của men răng và sự hủy khoáng men răng bởi tác động axit bám trên răng .
Tuy nhiên, khi được đưa đến nha sỹ để trám răng thì bệnh nhân lại lo lắng “trám răng có đau không?”. Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Trong quá trình được nha sỹ trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi mỏi ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 10 phút sau bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.
Hỏi: Chào bác sỹ, răng hàm của cháu bị sâu nhưng không nặng lắm, cháu có đi boc rang su thay vì trám răng vì nghe nói trám dễ bị bong. Cháu muốn giữ lại răng nên không nhổ nó đi. Sau khi cháu bọc răng sứ được một tuần thì có dấu hiệu bị đau nhức chỗ chiếc răng sâu đấy. Cháu không biết có phải là do bọc răng sứ hay không, mong bác sỹ giải đáp giúp cháu. Cháu xin cảm ơn (Bùi Thị Thoa - Hải Dương)
Trả lời:
Chào bạn, về câu hỏi bọc răng hàm dẫn đến bị đau nhức của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin tư vấn cho bạn như sau:
Nhân tố trước tiên khiến hàm bị đau có nhẽ là thân răng sứ, thân răng sứ khi lắp lên cùi răng sẽ tạo lực cố định và tạo sức nặng đè lên thân răng thật song song lại phải nằm gọn trong viền nướu. Sau đó nó phải thực hành chức năng ăn nhai nó sẽ tạo lực tác động lên răng và hàm khiến cho bạn cảm thấy đau nhức.
Cũng thể trong quy trình làm rang sứ thầy thuốc không điều trị hết bệnh lý răng miệng, cũng có thể sau khi bọc sứ bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt khiến cho bệnh lý răng miệng xuất hiện.
Mặc dù được thầy thuốc tỉ mỉ và cẩn thận trong quá trình điều trị nhưng sau khi phục hình cũng sẽ có trường hợp bệnh nhân bị đau hàm răng. Và nguyên nhân chủ yếu của tình trạng răng miệng này rất khó nắm bắt và chỉ xác định được xác thực khi bệnh nhân tới nha khoa để nha sĩ kiểm tra.
Chúc bạn sớm khỏe mạnh với hàm răng của mình - Bác sỹ Hoàn Mỹ!
Xem thêm: Làm răng sứ giá bao nhiêu tiền
Nguyên nhân thường gặp ở nhiều người và ngay cả trẻ em là răng bị chìa ra phía trước, hay còn gọi là răng hô. Người Răng bị chìa ra làm mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi.
>> niềng răng thưa mất bao nhiêu tiền
>> giá niềng răng hô
Việc răng bị hô, hàm móm hay răng lệch lạc không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dễ bị sâu răng,…Chỉnh lại răng thẳng hàng hiện có rất nhiều phương pháp, nhưng phổ biến hơn cả là niềng răng.
Niềng răng hô giá bao nhiêu tiền ? Và thời gian bao lâu, lại là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Không giống như những phương pháp thẩm mỹ nụ cười khác thường cho kết quả trong thời gian ngắn, niềng răng cần lộ trình từ 1,5 – 2,5 năm. Để có một nụ cười đẹp và giảm thiểu những bệnh tật về răng miệng bạn cần phải biết cách giữ gìn hàm răng và điều chỉnh hợp lý. Thời gian niềng răng hô trung bình là từ 18- 30 tháng (1,5 – 2,5 năm). Thường sau khoảng thời gian niềng răng này bạn sẽ có một hàm răng đều và đẹp. Phần lớn bệnh nhân mang niềng răng từ 18 đến 30 tháng, sau đó thì mang một cái hàm giữ răng trong vòng ít nhất là từ 6 tháng đến cao nhất là 2 năm nhằm cho các mô thịt chân răng kết cứng theo vị trí thích hợp. Tùy theo kế hoạch điều trị của bạn. Nếu vấn đề về các kẽ răng hoặc khớp cắn càng phức tạp, và tuổi càng cao, thì thường thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với các trường hợp khác. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn hơn nếu như bạn tuyệt đối làm theo những hướng dẫn của nha sĩ , đến thời gian hẹn đúng theo lịch trình.
Hàm răng trắng và nụ cười rạng rỡ luôn là mơ ước của nhiều người. Công nghệ y học hiện đại ngày nay đã giúp con người biến ước mơ đó trở thành hiện thực. Tuy nhiên theo ý kiến của nhà chỉnh hình răngisabelle Schwartz, khái niệm răng trắng là hoàn toàn tương đối vì độ trắng của răng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có cả màu da.
>> tẩy trắng răng đau không
>> làm trắng răng có hại không
Thuốc lá, cà phê, chè, một số loại thuốc, hoa quả và những thức ăn có phẩm màu tổng hợp là những tác nhân có thể làm răng bị xỉn và vàng đi thậm chí làm thay đổi cả màu gốc của răng. Đây chính là lý do mà chúng ta phải học cách đánh răng, nghĩa là phải biết đánh răng đúng cách.Trước hết, đánh từ phần lợi xuống răng, chải kỹ mỗi khoảng kẽ răng. Dùng bàn chải mini để có thể lôi hết được những chất bẩn đóng cáu cặn trong kẽ răng. Sau đó xúc lại miệng thật sạch. Đồng thời bạn nên đi lấy cao răng trung bình mỗi năm 2 lần để làm mới và luôn giữ được màu gốc của răng.
Ngoài ra, hiện nay có công nghệ làm sáng răng với 2 tác động phụ làm nướu khoẻ và răng chắc. Các nha sỹ sẽ sử dụng các tác nhân tẩy trắng răng để can thiệp vào màu nền của răng. Điều này có nghĩa là can thiệp trực tiếp lên ngà răng. Để làm điều này bạn có 2 lựa chọn:
• Làm trắng tại phòng khám nha khoa: sau khi đã bảo vệ lợi, nha sỹ sẽ bôi chất gen peoxit, cacbamit lên răng với độ tập trung cao. Thực hiện từ 4 đến 6 lần trong khoảng 3 tháng.
• Tẩy trắng răng tại nhà: khi răng bắt đầu có dấu hiệu vàng, nha sỹ sẽ dùng 2 khung nẹp răng (1 ở hàm trên, 1 ở hàm dưới) trong vòng nửa giờ mỗi ngày, thực hiện trong khoảng 3 tuần. Để có hiệu quả tốt hơn nên kết hợp với biện pháp tẩy trắng răng tại phòng chăm sóc răng.
Trong thời gian điều trị tẩy trắng răng, răng sẽ có nhiều lỗ xốp và có thể rất dễ bị ố bẩn. Vì vậy, để có một kết quả điều trị hoàn hảo cho hàm răng, nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm hàng ngày dễ tác động đến răng như: cà phê, chè, thuốc lá, rượu và các loại thực phẩm có màu.